HOTLINE : 1900 6446
Khác với giao dịch chứng khoán cơ sở khi chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu tăng, giao dịch chứng khoán phái sinh cho phép kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm điểm. Khi dự đoán thị trường sẽ giảm điểm, nhà đầu tư có thể tham gia vị thế bán hợp đồng phái sinh. Nếu xu hướng giá trên thị trường đi đúng theo dự đoán, nhà đầu tư có thể chốt lời bằng việc đóng vị thế ở giá thấp hơn giá mở vị thế ban đầu.
Khi tham giao giao dịch Chứng khoán Phái sinh, Khách hàng sẽ phải chịu các khoản chi phí sau:
Quý khách có thể xem chi tiết Biểu phí tại đây
Lợi ích.
Rủi ro:
Việc tính toán tỷ lệ ký quỹ ban đầu của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được thực hiện bởi Trung tâm Bù trừ dựa trên ước tính về mức độ thay đổi trong một ngày của giá Hợp đồng tương lai. Các Công ty Chứng khoán có thể quy định tỷ lệ ký quỹ ban đầu cao hơn hoặc bằng tỷ lệ ký quỹ quy định. Trung tâm Bù trừ có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ này tùy vào điều kiện thị trường và tình hình thực tế giao dịch vào bất kỳ thời điểm nào.
Khác với chứng khoán cơ sở, lãi/lỗ từ chênh lệch giá phát sinh khi giao dịch phái sinh được thanh toán hằng ngày thay vì việc chỉ thanh toán sau khi nhà đầu tư bán đi cổ phiếu đang nắm giữ. Tại thời điểm cuối ngày giao dịch, toàn bộ lãi/lỗ đối với các vị thế đang nắm giữ và cả lãi/lỗ đối với các vị thế đã đóng trong phiên sẽ được ghi nhận và thanh toán cho khách hàng.
Việc thanh toán lãi/lỗ hàng ngày giúp giảm thiểu rủi ro hợp đồng phái sinh khi đáo hạn không được thanh toán đầy đủ.
Giống như giá của mỗi cổ phiếu, quy mô của mỗi Hợp đồng tương lai sẽ cho biết giá trị đầu tư mà nhà đầu tư đang tham gia là bao nhiêu. Quy mô một hợp đồng sẽ được tính theo công thức:
Quy mô một hợp đồng = Giá tài sản cơ sở * Hệ số nhân
Ví dụ: Chỉ số VN30 ở mức 1.300 điểm, hệ số nhân do Sở Giao dịch Chứng khoán quy định là 100.000 đồng. Như vậy, quy mô mỗi hợp đồng tương lai VN30 sẽ là 130 triệu đồng.
Khác với cổ phiếu, mỗi hợp đồng tương lai chỉ số đều có một ngày đáo hạn. Vào cuối ngày đáo hạn, hợp đồng đáo hạn sẽ ngừng giao dịch. Đồng thời, toàn bộ các vị thế đang mở của hợp đồng đáo hạn sẽ được coi là đóng vào cuối ngày và lãi/lỗ sẽ được thanh toán vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, khi hợp đồng đáo hạn, giá thanh toán cuối cùng (được tính toán dựa trên giá của tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn) sẽ được sử dụng để tính toán lãi/lỗ cuối ngày đáo hạn (thay vì sử dụng giá thanh toán cuối ngày). Điều này khiến cho biến động giá tài sản cơ sở có thể tác động đến biến động giá của hợp đồng tương lai.
Với Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, ngày đáo hạn Hợp đồng được quy định là ngày thứ Năm tuần thứ ba của tháng đáo hạn hợp đồng. Tại bất kỳ thời điểm nào cũng có 4 hợp đồng tương lai chỉ số đang được giao dịch, với các tháng đáo hạn lần lượt là: tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.
Theo quy định hiện tại của FPTS, tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 17.85% giá trị hợp đồng và để đảm bảo tài khoản ở mức an toàn 80% thì Quý khách cần ký quỹ tổng cộng 22.3125% giá trị hợp đồng để tham gia mua/bán.
Ví dụ: Quý khách có nhu cầu mua/bán HĐTL tháng 12 năm 2024 (VN30F2412) có giá hiện tại là 1293 điểm.
Số tiền Quý khách cần ký quỹ là: 1293 * 100,000 đồng * 22.3125% = 28,850,063 đồng để có thể mua/bán 1 hợp đồng.
Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro bị đóng vị thế tự động, Quý khách nên ký quỹ nhiều hơn quy định.
Để mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, Quý khách cần có tài khoản Giao dịch chứng khoán cơ sở. Quý khách có 2 hình thức đăng ký giao dịch chứng khoán phái sinh: Đăng kí trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc Đăng kí dịch vụ trực tuyến và gửi Hợp đồng về FPTS
Chi tiết cách thức đăng ký giao dịch chứng khoán phái sinh vui lòng tham khảo tại đây.
Quý khách có thể đặt lệnh, hủy/sửa lệnh trên giao dịch EzFutures theo hướng dẫn tại đây.
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) tính phí quản lý tài sản ký quỹ trên số dư cuối ngày, nếu cuối ngày số dư = 0 thì sẽ không thu phí này.
Lưu ý: Quý khách nên rút tiền từ tài khoản ký quỹ trước 15h55 các ngày làm việc. Nếu số tiền chưa được rút thành công vẫn bị tính phí quản lý tài sản ký quỹ.
Lãi/lỗ vị thế = (Giá đóng vị thế - Giá mở vị thế) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng
Lãi/lỗ vị thế = (Giá đóng vị thế - Giá thanh toán cuối ngày giao dịch gần nhất) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng.
Lãi/lỗ vị thế = (Giá thanh toán cuối cùng – Giá thanh toán cuối ngày giao dịch gần nhất) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng.
Lãi/lỗ vị thế = (Giá thanh toán cuối cùng – Giá thanh toán cuối ngày giao dịch gần nhất) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng.
Lãi/lỗ vị thế của một hợp đồng từ khi mở vị thế đến khi đóng vị thế bằng tổng lãi/lỗ vị thế tại tất cả các ngày giao dịch trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
Lệnh điều kiện không được phép sửa, chỉ được phép hủy
Lệnh Up được áp dụng trong xu thế thị trường tăng.
Có, để đặt lệnh chốt lãi và cắt lỗ cùng một lúc khách hàng chọn lệnh điều kiện OCO.
Khách hàng nên chọn loại lệnh Up-mua để cắt lỗ.
Lệnh OCO được áp dụng khi khách hàng đã nắm giữ vị thế, đặt lệnh này nhằm mục đích chốt lãi theo giá kỳ vọng và cắt lỗ trong trường hợp giá diễn biến xấu.
Hiện tại, chỉ áp dụng tính năng tạo mẫu đặt lệnh với các mã HĐTL chỉ số VN30
Không, lệnh đôi không đặt được với các loại lệnh thị trường (ATO, ATC, MTL, MOK, MAK).
Có, sau khi chọn chế độ lưu mẫu biểu đồ, khách hàng có thể tùy chỉnh lưu lại các công cụ vẽ, mẫu hình, chỉ báo mà khách hàng đã sử dụng.
Khách hàng có thể lựa chọn các múi giờ quốc tế để theo dõi, lúc này khung thời gian sẽ thay đổi theo múi giờ khách hàng lựa chọn.